Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy


Những tác phẩm nghệ thuật cắt giấy bằng tay và sử dụng đèn LED vô cùng độc đáo khiến người xem như chìm trong thế giới cổ tích.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Tại cuộc triển lãm Black Book được diễn ra ở Denver, Colorado, cặp vợ chồng nghệ sĩ Deepti Nair và Harikrishnan Panicker (Hari và Deepti) đã trình bày một bộ sưu tập mang tên: “Ồ, Địa danh mà bạn sẽ tới”.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 1
Tác phẩm Người khổng lồ lang thang nơi đâu.
Lấy cảm hứng từ những cộc hành trình đi qua Moab, Utah, Yellowstone và Wyoming, Hari & Deepti sẽ đưa bạn vào thế giới độc đáo và giàu trí tưởng tượng của họ được xây dựng bởi tình yêu đối với thiên nhiên và những cuộc phiêu lưu bằng những tác phẩm cắt giấy tinh xảo được làm bằng tay. Mỗi hộp giấy được chiếu sáng bằng các dải đèn LED từ phía sau hoặc từ bên dưới lên và được trưng bày trong phòng tối để tăng hiệu quả nghệ thuật.
Mới đây, Hari và Deepti đã cho ra mắt bộ sưu tập “Chiếc mũ phép thuật” (The Magicians Hat) lấy cảm hứng từ “Chú thỏ trên cung trăng” (Rabbit in the Moon) huyền thoại do Neil Patrick Harris yêu cầu. Cặp đôi sẽ tham gia vào Art Basel Miami 2014 và Triễn lãm Nghệ thuật Đương đại quốc tế.
Hari và Deepti là một cặp vợ chồng nghệ sĩ hiện đang sinh sống tại Denver, Colorado. Hari Panicker sinh ra và lớn lên ở Numbai, Ấn Độ, là một nhà thiết kế đồ họa và vẽ tranh minh họa chuyên nghiệp. Ông từng là nhà thiết kế cao cấp của MTV Networks Ấn Độ. Hari bắt đầu niềm đam mê nghệ thuật cắt giấy từ khi nhìn thấy bóng con rối ở Bali và từ đó ông bắt đầu trải nghiệm với giấy và ánh sáng.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 2
Tác phẩm Fields of Gold.
Deepti Nair là một nhà thiết kế hàng đầu của một công ty viễn thông nhưng lại không thích ngồi gần cái máy tính. Cô nghĩ rằng, nghệ thuật là phải có kinh nghiệm và sự  cảm nhận. Vậy nên công việc của cô thường gằn liền với cắt giấy, acrylic và điêu khắc bằng đất sét.
Hari và Deepti chuyển đến Denver và mang theo câu chuyện và ý nghĩ rằng sẽ mang đến những điều thú vị trong cuộc sống thông qua nghệ thuật cắt giấy phức tạp và những tác phẩm điêu khắc bằng đất sét.
“Giấy thể hiện sức hút từ chính sự đớn giản của mình. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ để tạo ra một tác phẩm từ sự mềm mại của giấy. Đó là sự vui tươi, ánh sáng, tưởng như không màu nhưng vẫn đầy màu sắc. Đó cũng chính là ranh giới giữa sự đơn giản và phức tạp. Nó phản chiếu ánh sáng, tạo ra chiều sâu và thể hiện mọi thứ theo cách mà một nghệ sĩ phải mất cả hành trình dài mới có thể tạo nên”.
Sau quá trình thử nghiệm với những bức tranh giấy cắt năm 2010, Hari và Deepti đã bắt đầu kết hợp ánh sáng vào tác phẩm nghệ thuật của mình. Giờ đây, họ trở nên nổi tiếng thế giới với phong cách độc đáo khi kết hợp thêm những dải đèn LED lung linh cho tác phẩm nghệ thuật cắt giấy.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm của Hari và Deepti: 
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 3
Hình ảnh trước và sau khi sử dụng đèn LED của tác phẩm No Place Like ...
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 4
Tác phẩm 20.000 dặm dưới biển
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 5
Tác phẩm miêu tả một chú bạch tuộc dưới đại dương.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 6
Sản phẩm được thiết kế bằng giấy.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 7
Tác phẩm Bên bờ sông.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 8
Tác phẩm The Old Banyan Tree.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 9
The World Beneath.
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 10
Tác phẩm This Is Where I Belong
Thế giới cổ tích đến từ nghệ thuật cắt giấy - 11
Tác phẩm thỏ và mặt trăng  trước – sau khi sử dụng đèn LED.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Cải tiến đột phá cho đèn LED

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton (Mỹ) đã thực hiện một bước đột phá đáng kể trong việc cải thiện độ sáng và hiệu quả của đèn LED.

 

Nhóm nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật điện tử, Đại học Princeton, dưới sự lãnh đạo của giáo sư Stephen Chou đã tăng độ sáng và hiệu quả của đèn LED làm bằng vật liệu hữu cơ.
Độ sáng đèn LED thông thường chỉ từ 2 - 4%, trong khi đó độ sáng đèn LED mới tăng lên đến 57% và cho chất lượng hình ảnh tốt hơn đến 400%.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã khẳng định rằng công nghệ được sử dụng để sản xuất lại đơn giản và rẻ tiền.
Theo crazyengineers.com, các vấn đề của đèn LED hiện tại là ánh sáng thường bị mắc kẹt bên trong do một hiện tượng gọi là "sự phản xạ nội sinh”. 
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton đã giải quyết vấn đề này bằng cách đặt một cấu trúc công nghệ nano gọi là PlaCSH trong đèn LED để "giải nén" ánh sáng bị mắc kẹt.
Theo: thanhnien.com.vn

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Cấy đèn LED dưới da

Một nhóm chuyên gia đã chế tạo tấm diode phát sáng vô cơ (LED) siêu mỏng, dẻo, có thể cấy dưới da nhằm theo dõi, kích hoạt các loại thuốc nhạy sáng và nhiều ứng dụng khác.

Theo nhóm nghiên cứu do chuyên gia John Rogers thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chủ trì, đó là những dãy đèn LED linh hoạt có kích thước 100 x 100 mm2, dày 2,5 mm, nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ loại đèn LED nào hiện nay trên thị trường. Các chuyên gia đã in trực tiếp các mạch lên một bề mặt thủy tinh cứng, sau đó chuyển chúng sang một hợp chất polymer rẻ tiền có tên gọi là polydimethylsiloxane (PDMS) nhằm tạo ra dãy đèn LED và bộ tách sóng quang dạng lưới.
Chất nền PDMS đủ dẻo để mạch điện hoạt động dễ dàng và liên tục ngay cả bị xoắn hoặc căng kéo đến 75%. Các nhà khoa học cho biết hầu hết nghiên cứu tập trung vào loại đèn LED hữu cơ (OLEDs) siêu nhạy với nước và ô-xy, nhưng các dãy mềm dẻo mà họ tạo ra được bao bọc bằng một lớp cao su silicon mỏng, khiến chúng không thấm nước, nhờ đó có thể hoạt động tốt khi cấy ghép hoặc ngâm trong dịch sinh học. Thiết kế cũng giúp loại trừ những hạn chế cơ học thường thấy ở các thiết bị kiểu này nhờ sự hỗ trợ của các tấm bán dẫn mỏng, cứng.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công loại đèn LED nói trên bằng cách tích hợp một tấm vào ngón tay của một chiếc găng tay làm bằng nhựa vinyl trước khi nhúng nó vào nước xà phòng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cấy một dãy đèn LED vào dưới da một mô hình động vật.

Những ứng dụng hóa sinh tiềm năng của loại đèn LED này gồm những miếng băng y tế có thể cấy ghép được nhằm theo dõi quá trình làm lành vết thương, hoặc làm nhiệm vụ kiểm soát việc cung cấp các loại thuốc nhạy sáng trong liệu pháp quang động học. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng như một loại chỉ y tế phát sáng hoặc các tinh thể nguyên sinh phát sáng có thể cấy ghép được và một số ứng dụng khác trong ngành nghiên cứu và chế tạo robot. Chuyên gia Rogers đã thành lập một công ty ở Cambridge, bang Massachusetts, để thương mại hóa công nghệ nói trên.
Theo Physorg